Khóc dạ đề (Colic) là chứng khóc đêm phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Bé thường khóc to dữ dội, đỏ mặt, ưỡn người, trằn trọc khó ngủ hoặc giật mình thức giấc, khiến cha mẹ lo sợ. Cơn khóc đột ngột và dai dẳng kéo dài trong hơn 3 tiếng đồng hồ, xuất hiện trên 3 lần mỗi tuần, bắt đầu từ tuần thứ 6 sau sinh.

Chứng khóc dạ đề có thể do trẻ bị đầy hơi, kém dung nạp hoặc dị ứng với sữa; trẻ bị đau bụng do co thắt, tăng nhạy cảm nội tạng hoặc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ khóc dạ đề thường có lượng lợi khuẩn Lactobacilli thấp và hại khuẩn Coliform cao hơn so với trẻ bình thường.

Khóc dạ đề (Colic) là chứng khóc đêm phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Ảnh: Scarymommy.

Khóc dạ đề (Colic) là chứng khóc đêm phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Ảnh: Scarymommy.

Nhiều bà mẹ cho rằng khóc dạ đề sẽ kết thúc sau giai đoạn sơ sinh và không ảnh hưởng đến sức khỏe hay tâm lý của trẻ. Tuy nhiên, theo chuyên gia, trẻ có thể gặp trục trặc tiêu hóa, dị ứng và rối loạn tâm lý trong nhiều năm sau này.

Một nghiên cứu 10 năm của Giáo sư Savino F (Mỹ) trên 103 trẻ 31-87 ngày tuổi cho thấy, trẻ khóc dạ đề trong giai đoạn sơ sinh có nguy cơ mắc chứng đau bụng tái phát gấp 9 lần bé bình thường. Các bệnh dị ứng như viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm bội nhiễm (ezema), dị ứng thức ăn... cũng cao hơn 4-8 lần. Đặc biệt, bé dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý trong độ tuổi đi học như rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ngủ không sâu); hung hăng, nghịch quấy gấp 5 lần và phát triển tính tự cao gấp 8 lần trẻ bình thường.

Giảm thiểu chứng khóc dạ đề là việc mẹ cần làm trong những tháng đầu đời của con. Để hạn chế tình trạng, mẹ nên cho trẻ bú đủ no, có thể vỗ nhẹ lưng giúp bé ợ hơi, tránh chướng bụng sau khi bú. Mẹ cũng cần cho bé ăn uống, ngủ nghỉ và chơi đùa theo thời gian biểu nhất định, thay tã sạch sẽ, vỗ về xoa dịu khi con khóc đêm...

Ngoài ra, chứng khóc dạ đề có thể phòng ngừa và giảm thiểu bằng cách bổ sung các chế phẩm sinh học chứa lợi khuẩn Lactobacillus reuteriDSM 17938. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi SickKids (Mỹ) thực hiện trong 2 năm, công bố năm 2014 trên Tạp chí nhi khoa The Journal of Pediatrics cho thấy, Lactobacillus reuteriDSM 17938 là loại probiotics (vi sinh vật sống có lợi) được phân lập từ chính sữa mẹ, giúp giảm đáng kể chứng khóc dạ đề ở trẻ. Đây cũng là chủng lợi khuẩn được Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO) khuyên dùng trong hỗ trợ phòng và điều trị chứng khóc dạ đề.

An San

Có thể bạn quan tâm